Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Cho Lao Động Nữ Làm Việc Tại Tỉnh Bình Dương Và Đồng Nai

Hơn 100.000 lao động nữ làm việc ở các nhà máy ở các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai đã có sự nhận thức ngày một tốt hơn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới nhờ một dự án do Marie Stopes Việt Nam tài trợ.

Dự án bắt đầu vào năm 2013 nhằm thúc đẩy sự trao quyền kinh tế xã hội cho lao động nhập cư nữ thông qua việc tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các sáng kiến nhạy cảm về giới ở hai địa phương.

Phó Chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương – bà Trương Thị Bích Hạnh hoan nghênh thành tựu thực tiễn của dự án, cho biết trong khuôn khổ của dự án đã tiến hành 62 cuộc kiểm tra y tế di động trên 9 nhà máy ở hai tỉnh trong giờ làm việc để tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ này đến các nữ công nhân, cũng như để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Tính đến nay dự án đã tổ chức được 17 sự kiện “thai sản lành mạnh”, khuyến khích những người hưởng lợi tham gia vào các trò chơi và các hoạt động liên quan đến sức khoẻ sinh sản và tình dục, thông qua đó giúp các nữ công nhân có thể nâng cao hiểu biết về vấn đề này.

Ngoài ra, các khóa đào tạo cũng đã nhắm tới hàng trăm nhân viên y tế và nữ hộ sinh tại các nhà máy, trong khi công tác truyền thông và tư vấn cũng đã được đẩy mạnh.

Việc làm Đồng Nai – CareerLink.vn

Tuyển dụng công nhân tại Đồng Nai – TuyenCongNhan.vn

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng đại diện của Marie Stopes Việt Nam, đã kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp và công đoàn cùng nỗ lực tiếp tục triển khai dự án.

Thông qua việc trích dẫn một cuộc khảo sát được tiến hành theo dự án tại một số nhà máy ở hai tỉnh này, bà Hằng chỉ ra rằng gần 20% số lần mang thai ngoài ý muốn.

Bà cũng cho biết thêm, gần 70% công nhân nữ có bệnh phụ khoa, nhưng chỉ một nửa trong số họ đi kiểm tra tại phòng khám y tế của nhà máy. Khoảng 28,6% chưa bao giờ tiếp cận bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản nào.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng gần 42% lao động nữ đã do dự khi sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản . Bà Hằng cho biết, dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng và năng lực của các phòng khám y tế tại các nhà máy, do đó đảm bảo lực lượng lao động lành mạnh và lâu dài.

Khoảng 65 phần trăm nữ công nhân đã xếp hạng tốt và rất tốt cho các cơ sở y tế tại nơi họ đang làm việc, tăng 35 phần trăm trước khi dự án bắt đầu.

Lý Thanh Thảo – một công nhân ở Bình Dương, cho biết thái độ làm việc rất tốt của các bác sỹ sản và nữ hộ sinh ở đây đã khuyến khích họ sử dụng dịch vụ.

Peter Tsai thuộc Tập đoàn Pou Chen cho biết công ty luôn ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các công nhân nữ, đang chiếm hơn 80% lực lượng lao động.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai – Huỳnh Cao Hải, cách bền vững để nâng cao sức khoẻ của người lao động nữ là khuyến khích tất cả các nhà máy cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là những nhà máy có nhiều lao động nữ đang làm việc.

FMCG Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Vai Trò Của FMCG

Thuật ngữ FMCG được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm và quen thuộc với doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa được nắm rõ khái niệm FMCG. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về FMCG là gì, đặc điểm, phân loại như thế nào và vai trò công việc của FMCG.

  1. Khái niệm

Fast Moving Consumer Goods viết tắt là “FMCG” có nghĩa tiếng việt “ngành hàng tiêu dùng nhanh” là ngành hàng các loại hàng hóa tiêu dùng nhanh phù hợp cuộc sống hàng ngày của con người. Các sản phẩm FMCG được bán có giá tương đối thấp, thời gian dùng ngắn, các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng thường xuyên như thực phẩm, nước, kẹo, kem dưỡng da, xăng, thuốc lá… Ngoài ra, các sản phẩm điện tử, văn phòng phẩm, dược liệu hiện nay cũng thuộc FMCG.

FMCG có lượng tiêu thụ sản phẩm lớn và chi phí sản xuất thấp, nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao do giá bán thấp, được người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu do nhu cầu sử dụng lớn. Sản phẩm được bán ra số lượng lớn mang lại doanh thu cao cho cửa hàng bán ra FMCG, đặc biệt các cửa hàng tạp hóa, siêu thị,…

FMCG có nhiều mặt hàng đa dạng không ngừng được cải thiện sản phẩm bởi tính cạnh tranh cao giữa các nhãn hàng trên thị trường về đa dạng sản phẩm. Chẳng hạn như ngành hàng nước giải khác gồm nhiều loại như nước không ga, có ga, tăng lực,.. Mặt hàng sữa tươi có Vinamilk, TH true milk,..

  • Đặc điểm sản phẩm FMCG

Sản phẩm có số lượng tiêu thụ cao, nhu cầu khách hàng quay lại sử dụng cao, chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm khá thấp phù hợp với nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Mặc dù lợi nhuận mang lại cho nhà kinh doanh trên từng sản phẩm không cao nhưng khách hàng mua sản phẩm với số lượng nhiều nên doanh thu cũng tăng cao và tích lũy được lợi nhuận.

  • Phân loại FMCG

FMCG có đa dạng nhiều loại, chia thành các loại sau:

Đồ uống: nước giải khát, nước ngọt đóng chai, nước suối, nước sinh tố, nước tăng lực, nước khoáng,…

Thực phẩm đã qua chế biến.

Sản phẩm nướng: bánh mì, bánh quy.

Thực phẩm tươi sống, sản phẩm sấy khô: rau, củ, trái cây,…

Thức ăn đóng hộp.

Dược phẩm: thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc kê theo đơn hay không theo đơn,..

Sản phẩm vệ sinh, làm sạch.

Mỹ phẩm và vật dụng dùng cá nhân: dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng và bột giặt,…

Vật dụng văn phòng: bút, thước, kéo, bút dạ,..

  • Vai trò công việc của FMCG

Quan tâm an toàn vệ sinh và sức khỏe tiêu dùng: Vai trò quan trọng liên quan trực tiếp đến duy trì hoạt động sản xuất sản phẩm phù hợp ưu tiên chất lượng trong công ty. Số lượng sản phẩm FMCG được khách hàng mua nhiều và thường xuyên, nên cần quan tâm an toàn sức khỏe cho khách hàng khi sử dụng là rất quan trọng. Ngoài ra, các công ty có chỗ đứng trên thị trường thường được đánh giá sản phẩm an toàn và phù hợp nhu cầu khách hàng.

Phân tích mua sắm: Một công ty luôn cần có nhóm đảm nhiệm tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tác động của thị trường. Người phụ trách cần có trình độ hiểu biết về công ty và nhà cung cấp nhằm tìm ra định hướng phát triển sản phẩm chính của công ty. Thu thập số liệu để đưa ra báo cáo tình hình mua sắm giúp công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển khai định hướng mới thúc đẩy phát triển công ty ở tương lai.

Nguồn cung ứng: Đảm bảo cho công ty có những hoạch địch chiến lược có thể sử dụng dài hạn đưa chi phí về mức thấp nhất. Nhưng đặc biệt quan tâm đến chất lượng đạt tiêu chuẩn theo công ty. Ý nghĩa duy trì quyền lợi, tìm được nhà cung cấp đáng tin cậy để giúp công ty đứng vững trên thị trường về FMCG.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về FMCG, hy vọng giúp bạn hiểu rõ về FMCG là gì, đặc điểm, phân loại FMCG và vai trò công việc. FMCG đang là ngành tiềm năng bạn có thể cập nhật xu hướng đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp, đem lại lợi nhuận tối ưu nhất cho công ty.

Định Chế Tài Chính Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Định Chế Tài Chính

Thuật ngữ định chế tài chính nghe có vẻ quen thuộc nhưng để hiểu đúng, chính xác thì hầu như không nhiều người chắc chắn được. Hiểu một cách khái quát, đây là tên gọi chung cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ tiết kiệm, công ty tài chính,… và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn định chế tài chính là gì cùng những kiến thức liên quan.

  1. Khái niệm định chế tài chính

Định chế tài chính là những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước có nhiệm vụ trung chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi đến những người đang có nhu cầu về vốn. Các hoạt động chủ yếu của định chế tài chính là cho vay, cho thuê tài chính, giữ hộ tài sản, đổi tiền, chuyển tiền, nhận tiền gửi tiết kiệm,…

  • Đặc điểm của định chế tài chính

Sản phẩm cuối cùng để kinh doanh của định chế tài chính là các tài sản tài chính như tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu… được dùng cho các hoạt động huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời nhất định.

Có rất nhiều hoạt động trung gian được các định chế tài chính thực hiện trên thị trường, các hoạt động trong mỗi loại hình cũng sẽ khác nhau.

Trung gian kỳ hạn: là hoạt động phát hành các gói tiết kiệm có nhiều kỳ hạn đồng thời đem nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu vốn vay lại cũng với những kỳ hạn khác nhau, hoạt động này thường thấy ở các ngân hàng thương mại.

Trung gian mệnh giá: huy động nhiều khoản tiết kiệm nhỏ sau đó tích góp thành một nguồn vốn lớn để tài trợ cho các tổ chức vay vốn lớn.

Trung gian rủi ro: là hoạt động phát hành các chứng khoán thứ cấp có tính thanh khoản cao để thu hút đầu tư từ những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận.

Trung gian thanh khoản: thông qua thị trường chứng khoán, các định chế tài chính đã chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt có tính thanh khoản cao hơn và đưa lượng tiền này vào lưu thông trên thị trường.

Trung gian thông tin: Để thu hút nguồn vốn từ khách hàng, các định chế tài chính sẽ cung cấp thông tin của tổ chức mình, song cũng sẽ đánh giá thông tin của khách hàng để ra quyết định tài trợ vốn hoặc đầu tư một cách hiệu quả nhất.

  • Vai trò của các định chế tài chính

Định chế tài chính đóng vai trò kênh trung gian kết nối người thừa vốn đến người thiếu vốn. Hay nói các định chế tài chính là chủ thể huy động vốn cho nền kinh tế.

Giúp giảm chi phí giao dịch vì là kênh trung gian nên các định chế tài chính giúp tiết kiệm các chi phí về tìm kiếm, giao dịch và tiết kiệm thời gian cho các chủ thể tiết kiệm, đầu tư.

Định chế tài chính góp phần khắc phục tính trạng thông tin bất cân xứng, người cho vay sẽ không cần lo lắng rằng người trực tiếp sử dụng vốn của mình sẽ làm những gì và người đi vay cũng không phải trả mức lãi suất quá cao do thiếu thông tin…

Các định chế tài chính hỗ trợ khách hàng thanh toán thông qua chuyển khoản bằng ứng dụng điện thoại, máy tính… góp phần làm giảm các chi phí về nhân sự cho các tổ chức, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.

Định chế tài chính giúp tăng thêm thu nhập cho những người có tiền nhàn rỗi, bảo đảm được sự an toàn cho tài sản của khách hàng, giúp họ an tâm hơn. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh tế.

Các định chế tài chính có đội ngũ nhân viên chất lượng và chuyên môn vững chắc, phân tích và đánh giá thông tin một cách chính xác. Do đó, các nhà đầu tư có thể dựa trên các phân tích của họ để đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro tài chính.

  • Một số định chế tài chính phổ biến

Các loại định chế tài chính phổ biến đang tồn tại và phát triển hiện nay là: ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và bán lẻ, internet banking, hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp đầu tư, công ty môi giới, các công ty bảo hiểm, các công ty thế chấp.

Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức nền tảng về định chế tài chính là gì. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Licensing Là Gì? Đặc Điểm Và Lợi Ích Của Licensing Trong Kinh Doanh

Ngày nay, khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, các hoạt động thương mại quốc tế cũng ngày càng rộng rãi, do đó thuật ngữ Licensing (cấp giấy phép) cũng phổ biến hơn trong kinh doanh và marketing. Vậy Licensing là gì? Nó có lợi ích gì cho các doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến Licensing.

  1. Khái niệm

Licensinglà thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là cho phép ai đó chính thức sở hữu hoặc sử dụng một cái gì đó, trong kinh tế, kinh doanh thì nó được hiểu là cấp giấy phép. Nói một cách đơn giản thì đây là một hình thức giao dịch mua bán trên thị trường để doanh nghiệp nhượng quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ cho các đối tác. Các đối tác này sẽ trả tiền bản quyền cho doanh nghiệp cấp phép, sau đó đầu tư một khoản lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ ví dụ như: Logo, bằng sáng chế phát sinh, phần mềm, quyền tác giả, nhãn hiệu, các dây chuyền công nghệ, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới,…

Ví dụ: Công ty bạn đang kinh doanh các loại quần áo, túi xách, nay muốn mở rộng thị trường và tăng danh tiếng cho công ty nên tìm Disney để xin họ cho phép bạn sử dụng hình ảnh nhân vật của họ. Sau khi xem xét khả năng của bạn và thấy đủ điều kiện, Disney sẽ thỏa thuận qua hợp đồng cấp phép.

  • Đặc điểm của Licensing trong kinh doanh

Hình thức Licensing trong kinh doanh thường có hai bên chủ thể tham gia, đó là bên cấp phép (Licensor) và bên được cấp phép (Licensee). Bên cấp phép thường là những doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới, sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ, họ muốn khai thác chúng triệt để hơn để mang về nhiều lợi nhuận hơn, do đó họ tìm kiếm đối tác thông qua cấp phép. Bên được cấp phép thường là các doanh nghiệp nhỏ hơn, chưa có công nghệ tiên tiến nên có nhu cầu về công nghệ cao, hiện đại để cải tiến quá trình sản xuất nhằm ổn định và mở rộng thị trường hoạt động cho doanh nghiệp.

  • Lợi ích của hình thức Licensing

Các chi phí Licensing thường không cao bởi vì sản phẩm trí tuệ này đã được bên cấp phép sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp được cấp phép thì đây vẫn là các sản phẩm phù hợp và có giá trị lợi nhuận cao.

Đối với bên cấp phép: Việc cấp phép cho các đối tác giúp doanh nghiệp bành trướng thị trường ra thế giới, ổn định mức tăng trưởng, thu được khoản tiền bản quyền không nhỏ từ các hợp đồng cấp phép, tạo điều kiện đầu tư vào các sản phẩm trí tuệ mới,… Mặc dù doanh nghiệp cấp phép hầu như không phát sinh thêm chi phí, nhưng lợi ích mang lại thì rất đáng kể.

Đối với bên được cấp phép: Các công ty bên được cấp phép thường không tốn nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing, do đó thuận lợi hơn trong bước thâm nhập thị trường, tránh được những rủi ro ban đầu trong khâu quản lý. Ngoài ra, vì hợp đồng cấp phép thường yêu cầu bên được cấp phép phải có mục tiêu bán hàng và bản quyền sản phẩm, do đó sẽ thúc đẩy nhanh chóng cho công ty được cấp phép nỗ lực kinh doanh để đạt được doanh thu đặt ra.

  • Các hình thức cấp phép

Hình thức cấp phép được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào tiêu chí cách tổ chức kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh.

Theo cách tổ chức kinh doanh gồm có 4 hình thức: Cấp phép theo hình thức liên doanh; theo hình thức hợp đồng sản xuất; theo cơ sở độc quyền và theo cơ sở không độc quyền.

Theo lĩnh vực kinh doanh gồm có 3 hình thức: Cấp phép theo quá trình sản xuất, theo cách sử dụng nhãn hiệu sản phẩm và theo phân phối sản phẩm nhập khẩu.

Bài viết trên đã đưa ra các nội dung về khái niệm Licensing Là Gì? Đặc điểm, lợi ích của hình thức Licensing và các hình thức cấp phép trong kinh doanh. Ngày nay hình thức Licensing khá phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó hiểu biết và nắm rõ những kiến thức trên là rất cần thiết cho mỗi chung ta.

Tax identification number Là Gì? Cấu Trúc và Phân Loại

Tax identification number là khái niệm được dùng phổ biến trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về Tax identification number. Bài viết sau đây sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ Tax identification number là gì, cấu trúc và phân loại Tax identification number.

  1. Khái niệm

Tax identification number được viết tắt thành TIN có nghĩa tiếng việt “mã số thuế” là một dãy số gồm 10 hay 13 số, ký tự hoặc chữ cái được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý thuế cấp cho người thực hiện nộp thuế. Cá nhân hay doanh nghiệp đăng ký thuế trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh và được cấp cho mã số thuế theo quy định Luật quản lý thuế để cơ quan quản lý thuế.

Tax identification number giúp cơ quan quản lý kiểm tra, dễ xác định được chi tiết người nộp thuế như hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và quản lí chung thống nhất toàn quốc gia.

  • Cấu trúc Tax identification number

Cấu trúc Tax identification number được quy định cụ thể gồm:

N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13

Trong đó: Gồm 13 chữ số hai chữ số đầu (N1N2) được xem như phân khoảng tỉnh hay không phân theo khoảng tỉnh Tax identification number được cấp theo quy định của cơ quan quản lý mã phân khoảng tỉnh. Bảy chữ số tiếp theo (N3N4N5N6N7N8N9) sẽ tuân theo quy định một cấu trúc nhất định, có giá trị tăng dần theo khoảng từ 0000001 đến 9999999 và chữ số tiếp (N10) là dùng để kiểm tra. Ba chữ số cuối (N11N12N13) là đại diện cho số có giá trị từ 001 đến 999. Ngoài ra dấu gạch ngang nối giữa mười chữ số đầu và ba chữ số cuối là để dễ nhận biết sự phân tách giữa hai nhóm.

  • Phân loại cấu trúc Tax identification numbe

Tax identification number có 10 chữ số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hợp tác xã có tư cách pháp nhân sử dụng hay các đơn vị không có tư cách pháp nhân nhưng có nghĩa vụ thuế, các hộ sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân là những đơn vị độc lập cũng được sử dụng Tax identification number này.

Tax identification number có 13 chữ số và có phân tách là dấu gạch ngang được dùng cấp cho các đối tượng khác hay đơn vị phụ thuộc.

  • Quy định về việc cấp Tax identification number

Tổ chức kinh tế, các tổ chức khác hay doanh nghiệp chỉ được cấp một Tax identification number duy nhất, để dùng trong toàn bộ chu kỳ hoạt động từ lúc bắt đầu đăng ký thuế lên cơ quan cho đến khi dừng hoạt động và hết hiệu lực Tax identification number (theo quy định của pháp luật).

Cá nhân đăng ký được cấp một Tax identification number duy nhất để duy trì dùng suốt cuộc đời của mình. Người chịu trách nhiệm cá nhân được cấp Tax identification number để giảm trừ gia cảnh cho người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tax identification number được cấp này cũng là mã số thuế cá nhân nếu có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Tax identification number khi đã được cấp cho người nộp thuế sử dụng thì tuyệt đối không được dùng cấp lại.

Tax identification number đã được cấp cho đơn vị tổ chức nếu được thay đổi về loại hình hay chuyển thừa kế thì được giữ nguyên toàn bộ.

Trường hợp khi thay đổi đại diện hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh phải trình báo lên cơ quan quản lý thuế để nhận cấp lại Tax identification number.

Khi Tax identification number của đại diện hộ kinh doanh dừng hoạt động thì vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế đó như dành cho cá nhân. Nếu đại diện mất khả năng dân sự hay qua đời,.. thì sẽ được cấp lại mã số thuế mới cho đại diện.

Các doanh nghiệp, đơn vị có tư cách pháp nhân và có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật được cấp Tax identification number 10 chữ số cho đại diện cá nhân, tổ chức theo quy định.

Các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp như chi nhánh, văn phòng,..và  các đơn vị khác có nghĩa vụ thuế được cấp Tax identification number có 13 chữ số.

Trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn về Tax identification number là gì, cấu trúc và phân loại cấu trúc Tax identification number, các quy định của pháp luật về cấp Tax identification number. Hy vọng có thể giúp ích cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn.

Par Value Là Gì? Phân Biệt Mệnh Giá Với Giá Trị Thị Trường Của Chứng Khoán

Nếu từng tìm hiểu qua thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua thuật ngữ par value, đây thực ra là tên tiếng Anh của mệnh giá. Nhưng để hiểu rõ về bản chất của par value thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết par value là gì dưới đây nhé!

  1. Khái niệm

Par value được dịch ra tiếng Việt là mệnh giá. Đây là giá trị ban đầu của một chứng khoán (cổ phiếu/trái phiếu,…) được tổ chức phát hành ấn định và ghi trên bề mặt chứng khoán đó.

Mệnh giá trái phiếu là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn, được ghi trực tiếp trên trái phiếu. Mệnh giá không bao gồm tiền lãi, tiền lãi được tính theo một tỷ lệ nhất định của mệnh giá. Mệnh giá trái phiếu bao gồm mệnh giá trái phiếu chính phủ và mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp.

Mệnh giá cổ phiếu là giá trị được xác định bởi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Khi ấn định mệnh giá cổ phiếu, có nghĩa là công ty sẽ không phát hành thêm cổ phiếu nào có giá thấp hơn mệnh giá. Mệnh giá cổ phiếu bao gồm mệnh giá cổ phiếu phổ thông và mệnh giá cổ phiếu ưu đãi.

  • Ý nghĩa của par value

Đối với cổ phiếu:

Trong lĩnh vực kế toán, par value cho phép công ty sử dụng giá trị tối thiểu trên báo cáo tài chính, ngoài ra, nó cũng được sử dụng để công ty tính vốn pháp định hoặc vốn cổ phần. Khi công ty ấn định mệnh giá, các nhà đầu tư có thể an tâm vì sẽ không có người nào khác nhận được giá phát hành có lợi hơn.

Mệnh giá cổ phiếu không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu, do đó các nhà đầu tư đã đầu tư thường không bị ảnh hưởng bởi mệnh giá. Mệnh giá cổ phiếu trong khoảng thời gian đầu hoạt động của công ty thường có ý nghĩa quan trọng hơn vì đây là lần đầu tiên huy động vốn.

Các Bạn muốn tìm việc làm liên quan chứng khoán thì cách tốt nhất để bắt đầu là tạo CV online trên các trang tuyển dụng việc làm để kiếm việc

Đối với trái phiếu:

Dựa vào mệnh giá trái phiếu công ty sẽ xác định được số lợi tức mà người đầu tư nhận được từ tổ chức phát hành. Bên cạnh đó, giá trị mệnh giá ghi trên trái phiếu cũng chính là số tiền mà công ty phát hành phải chi trả lại cho nhà đầu tư khi đến ngày đáo hạn.

  • Điểm khác nhau giữa mệnh giá với giá trị thị trường của chứng khoán

Mệnh giá dùng để chỉ giá trị của chứng khoán tại thời điểm phát hành, được xác định bởi tổ chức phát hành và không thay đổi theo thời gian. Mệnh giá chỉ thay đổi nếu công ty quyết định chia tách hoặc hợp nhất cổ phần. Vốn chủ sở hữu của công ty chính bằng mệnh giá của một cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tại Việt Nam, tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có mệnh giá được quy định là 10 nghìn đồng.

Trong khi đó, giá trị thị trường là giá thực tế thường phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, hoạt động mua bán của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, dùng để thanh toán cho các chứng khoán này, nghĩa là giá cả mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc được hưởng nếu muốn bán, giá trị thị trường có thể chênh lệch đáng kể so với mệnh giá của nó. Giá trị thị trường sẽ không mang nhiều ý nghĩa nữa khi nhà đầu tư hướng đến dài hạn.

Ví dụ: Trên thị trường chứng khoán, trong quý 4/2021, cổ phiếu MSB có giá khoảng 29.000- 30.000 đồng/cổ phiếu, đến ngày 7/10 giá cổ phiếu MSB còn 22.200 đồng. Sau chia cổ tức vào ngày 8/10, giá của cổ phiếu MSB dao động từ 21.900 – 22.450 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, bài viết trên đã cho các bạn biết Par value là gì, ý nghĩa của par value đối với trái phiếu và cổ phiếu, cũng như điểm khác nhau giữa mệnh giá với giá trị thị trường. Hy vọng rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa mệnh giá với giá thị trường, bước đầu tiếp cận dễ dàng và thuận lợi vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công.

Management Trainee Là Gì? Những Yêu Cầu Cần Thiết Của Management Trainee?

Là sinh viên bạn mong muốn có những bức phá trong cuộc sống, được làm những điều mình thích, theo học ngành nghề mà mình muốn. Trong số đó không ít các bạn sinh viên nuôi dưỡng cho mình ước mơ khởi nghiệp ngay khi còn đi học. Có rất nhiều chương trình khởi nghiệp hiện nay như start up, diễn đàn khởi nghiệp trẻ, Management Trainee,…Chắc hẳn start up và khởi nghiệp trẻ rất quen thuộc với các bạn còn Management Trainee thì còn khá lạ lẫm với nhiều người. Vậy Management Trainee là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

  1. Khái niệm

Management Trainee (MT) là chương trình khởi nghiệp đem lại cho bạn cơ hội làm việc ở môi trường chuyên nghiệp như Vingroup, Coca Cola, Pepsi Co, Netle, Vinamilk, Heneiken,… Đây là chương trình nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên giỏi, giàu tiềm năng có cơ hội được đào tạo để trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai của doanh nghiệp. Điều kiện để tham gia chương trình là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc các ứng viên phải là người chưa có kinh nghiệm nhiều (nhiều nhất là 2 năm kinh nghiệm) để việc đào tạo của công ty đạt hiệu quả tối ưu nhất.

  • Những yêu cầu cần có để trở thành Management Trainee

Bất kì một chương trình nào cũng có quy định riêng cũng như các chương trình khác Management Trainee tuyển ứng viên thông qua một bài test như sau:

Bài kiểm tra tiếng Anh: Các bạn sẽ phải vượt qua bài kiểm tra tiếng anh trong thời gian từ 30 đến 50 phút. Đây là bài kiểm tra ở mức độ IELTS, BULATS, vì vậy các bạn hãy chuẩn bị cho mình kiến thức anh văn thật tốt để vượt qua vòng đầu tiên này nhé.

Bài kiểm khả năng tư duy (GMAT): Đây là một mức độ khó hơn, ở bài này bạn sẽ thể hiện tư duy của mình bằng tiếng Anh.

Bài kiểm tra kỹ năng làm việc: Trong bài này bạn phải đưa ra cách xử lý tình huống, giải quyết vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc nhóm, bạn phải thể hiện được kỹ năng làm việc nhóm của mình ở phần này thật tốt để vượt qua bài test với số điểm cao nhất. Có thể nói đây là bài test quan trọng nhất quyết định đến việc bạn có được chọn hay không.

Bài kiểm tra văn hóa: Thông qua bài phỏng vấn với bộ phận nhân sự mà công ty có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với văn hóa làm việc của công ty. Vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ văn hóa làm việc nơi mà bạn muốn ứng tuyển cả những điều cấm kỵ khi làm việc.

  • Lợi ích khi tham gia vào chương trình Management Trainee

Được làm đúng công việc mình yêu thích: Đến với Management Trainee bạn không cần phải lo sợ rằng công việc mình làm không đúng đam mê liệu có gắn bó được lâu dài không. MT

 có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cho các bạn lựa chọn như supply chain, sales, marketing, tài chính, nhân sự,…vì vậy khả năng được làm đúng với công việc bạn yêu thích là rất cao.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, đa quốc gia: Có thể nói được làm việc trong các tập đoàn lớn trên thế giới như Coca Cola, Vinamilk, Netle, Pepsi Co,… là một cơ hội hiếm có mà nhiều người mơ ước. Ở đây bạn sẽ được tiếp xúc với công việc cụ thể, được học hỏi nhiều kinh nghiệm làm việc từ nghiêm túc đến công bằng và chuyên nghiệp. Làm việc ở các công ty đa quốc gia bạn có cơ hội gặp gỡ với các khách hàng lớn, cách làm việc chuyên nghiệp, được thử sức với đa dạng công việc cộng thêm công nghệ tiên tiến hơn thì cơ hội phát triển bản thân của bạn sẽ cao hơn rất nhiều so với những nơi khác.

Lộ trình phát triển rõ ràng: Đến với Management Trainee bạn sẽ biết được lộ trình phát triển bản thân rõ ràng. Ví dụ như bạn sẽ có các cột mốc làm việc cụ thể và đạt được các cột mốc đó trong một khoảng thời gian nhất định (2-3 năm). Đồng thời sẽ có các kỳ đánh giá năng lực vào giữa năm và cuối năm của công ty, nếu bạn có năng lực thì việc đào tạo theo lộ trình mà công ty đã cam kết là dĩ nhiên.

Được chỉ việc một cách tận tình: Đừng lo như những doanh nghiệp khác là mình sẽ bị bỏ rơi, không được làm ngay công việc chuyên môn mà chỉ làm những việc lặt vặt khác trong công ty. Ở đây bạn sẽ được các anh chị giỏi về chuyên môn tận tâm chỉ việc, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề, quy trình làm việc,…

Management Trainee là chương trình khởi nghiệp hàng đầu hiện nay, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, đem lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên,…Vì vậy các bạn đang còn là sinh viên hãy rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết như giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng tiếng Anh thật tốt,… để có cơ hội tham gia vào Management Trainee. Qua bài viết trên hy vọng các bạn sinh viên có thể biết thêm nhiều thông tin về Management Trainee là gì và cả những lợi ích mà Management Trainee mang lại.

Điểm Mạnh Của Bạn Là Gì? Cách Trình Bày Điểm Mạnh Của Bạn Trong CV?

Trong cuộc sống mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai giống ai hoàn toàn. Điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân có được là do thời gian, môi trường sống, quá trình học tập và rèn luyện tạo nên. Khi đi phỏng vấn các bạn sẽ thường gặp câu hỏi như “ Trình bày điểm mạnh của bạn?” hay “Hãy thuyết phục tôi để tôi chọn bạn”. Do đó mỗi chúng ta cần tự trả lời được câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì? Để khi đi phỏng vấn ta có thể trả lời được một cách nhanh gọn, chính xác và logic nhất.

  1. Khái niệm

Điểm mạnh của mỗi cá nhân là những đặc điểm tạo ra cho cá nhân đó những lợi thế lớn hơn người khác. Nó có thể bao gồm tính cách, kỹ năng, thái độ, sự nhanh nhẹn,… trong học tập và làm việc.

  • Cách nhận biết điểm mạnh của bạn

Điểm mạnh của bạn có thể được nhận biết một cách dễ dàng bằng cách khi bạn bắt đầu làm một công việc nào đó bạn sẽ cảm thấy phấn khởi, hào hứng với nó. Bạn sẽ cảm giác thời gian để làm công việc đó trôi qua rất nhanh mà bạn thì vẫn chưa muốn kết thúc, bạn sẽ có được sự tập trung cao độ khi làm việc đồng thời bạn cảm thấy rất hài lòng với những gì mình đã làm. Điểm mạnh được thể hiện qua quá trình sống, học tập và làm việc của mỗi người mà không cần làm một bài kiểm tra nào.

Hãy thử ghi chép lại những gì bạn cảm thấy phấn khởi khi được làm trong vòng một tuần vào một cuốn sổ. Hãy chú ý rằng chỉ ghi chép những công việc bạn thấy hào hứng làm chứ không phải ghi tất cả những gì bạn cảm thấy tự hào, vui vẻ. Ví dụ như khi bạn được ai đó tác động vào như được bạn bè khen ngợi, được ai đó tặng quà,… và bạn cảm thấy vui sướng vì điều đó thì đây không phải là điểm mạnh của bạn. Khi ghi chép bạn đừng quan tâm đến việc nên ghi vào sổ những công việc gì, có quan trọng hay không, có đủ to tát hoặc thậm chí là có đủ giá trị để ghi vào không, mà hãy ghi lại tất cả những công việc bạn yêu thích làm dù đó là việc nhỏ nhất như quét dọn nhà cửa, đi dạo một mình, chăm sóc thú cưng,… Đến cuối cùng bạn sẽ có một danh sách các hoạt động sau đó hãy ngồi suy nghĩ và chọn ra những công việc mà bạn yêu thích nhất thì đó là điểm mạnh của bạn.

3.Cách trình bày điểm mạnh của bạn trong CV

Trong CV xin việc bạn có thể trình bày điểm mạnh của bạn thông qua một số tiêu chí sau như:

Kỹ năng chuyên môn: Đây là phần không thể thiếu trong CV xin việc của bạn, nó quyết định đầu tiên đến việc bạn có được nhận làm việc ở vị trí ứng tuyển hay không. Ở mục này bạn có thể ghi một số thông tin như kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn, những vị trí công việc đã làm,…

Kỹ năng mềm: Đây là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của bạn với những ứng viên khác. Các kỹ năng tiếng anh, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống,…đều là những kỹ năng mềm cần có cơ bản của một cá nhân. Những kỹ năng này là công cụ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.

Kỹ năng vi tính: Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì tất cả mọi công việc đều được công nghệ hóa nên kỹ năng vi tính ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi người. Một người cần có một số kỹ năng vi tính cơ bản như word, excel, powerpoint đồng thời thành thạo một số phần mềm khác như photoshop, edit video,…cũng là một lợi thế.

Đặc điểm tính cách: Bạn có thể liệt kê một số tính tốt của mình như siêng năng, biết lắng nghe, có tinh thần trách nhiệm cao, hòa đồng, biết giúp đỡ người khác, kiên trì,…

Thói quen hàng ngày: Đảm bảo đúng giờ, không trễ deadline công việc, đi làm đều đặn không vắng mặt,…

Sở thích bản thân: Thích học hỏi cái mới, thích khám phá, đọc sách, du lịch,…

Như vậy điểm mạnh của bạn là do bạn tạo ra vì vậy hãy cố gắng rèn luyện, trau dồi hơn nữa để sở hữu cho mình một số điểm mạnh nổi bật từ đó thuận lợi hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Sau khi biết được điểm mạnh của bạn là gì hãy ứng dụng nó một cách hiệu quả và hợp lý nhất nhé.

Đi Phỏng Vấn Mang Theo Gì?

Có thể nói, buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng luôn là một bước quan trọng trong quá trình xin việc của chúng ta. Vì vậy, các ứng viên không thể chuẩn bị một cách sơ sài mà phải thật chu đáo từ trang phục, kiến thức và đến cả những thứ cần mang theo cho buổi phỏng vấn này. Và đã có nhiều câu hỏi đặt ra, đi phỏng vấn mang theo gì? Vậy thì hãy cùng nhau đọc bài viết bên dưới để có sự chuẩn bị về chúng một cách đầy đủ nhất.

Ai trong chúng ta cũng mong muốn buổi phỏng vấn của mình diễn ra suôn sẻ và thành công. Do đó có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, tuy nhiên đừng quên mang theo những thứ thiết yếu sau đây đến buổi phỏng vấn của bạn.

  1. Điện thoại di động và thông tin của nhà tuyển dụng

Để phục vụ cho những nhu cầu như liên lạc, giải trí,…trong cuộc sống hiện đại thì điện thoại dường như là vật dụng thiết yếu của mỗi người. Và trong trường hợp bạn chưa từng đến địa điểm phỏng vấn trước đây thì bạn càng phải mang theo điện thoại di động có kết nối 3G hoặc 4G để sử dụng ứng dụng google map chỉ đường đến đúng nơi bạn cần mà không bị trễ giờ. Nếu không có điện thoại thông minh có khả năng điều hướng GPS  thì khả năng xảy ra rất cao là bạn sẽ bị lạc và đến trễ. Việc đến trễ giờ hẹn sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, họ sẽ cảm thấy bạn thiếu chuyên nghiệp và tồi tệ hơn là cơ hội bạn được đi xa hơn trong quy trình tuyển dụng sẽ không cao.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu sẵn thông tin liên lạc với nhà tuyển dụng như email hoặc số điện thoại để khi xảy ra những tình huống xấu, không mong đợi trên đường đến cuộc phỏng vấn thì bạn vẫn có thể liên hệ để thông báo với nhà tuyển dụng về trường hợp của mình. Và tất nhiên việc bạn luôn chuẩn bị chu đáo và chủ động trong mọi việc cũng như biết cách xử lý mọi việc sẽ không là vô ích mà nó giúp bạn nhận được sự đánh giá cao từ phía tuyển dụng.

  • Bộ hồ sơ xin việc

Và trong tất cả những thứ bạn cần mang theo cho cuộc phỏng vấn của mình thì bộ hồ sơ xin việc là quan trọng nhất mà bạn không thể quên hay bỏ qua. Tùy theo yêu cầu của từng công ty mà bạn sẽ chuẩn bị những giấy tờ sao cho phù hợp, đúng quy cách và có thể in ra một vài bản hay bản sao trong trường hợp bạn cần tham khảo nó trong cuộc phỏng vấn hoặc nếu xuất hiện thêm người phỏng vấn.

  • Bút và một quyển sổ ghi chép

Trong sinh hoạt thường ngày, bạn có thể ghi chú trên máy tính hoặc điện thoại vì chúng tiện lợi, nhưng trong một cuộc phỏng vấn, để đảm bảo tính lịch sự thì lựa chọn tốt nhất cho bạn là nên mang theo sổ tay và cây bút để ghi chép lại những thứ bạn thấy cần thiết và cho là quan trọng. Bạn có thể ghi lại thông tin của người để liên lạc, địa chỉ hoặc là những điều bạn cần lưu ý,… Việc chuẩn bị trước những đồ dùng riêng sẽ giúp bạn tạo dựng một hình tượng chu đáo, tỉ mỉ, một thái độ tôn trọng và cả sự chủ động.

  • Giấy tờ tùy thân

Giấy tờ tùy thân cũng giống như là vật bất li thân của mỗi người, do đó bạn cũng nên mang theo chúng khi đến tham gia phỏng vấn. Sẽ có những công ty yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ tùy thân và cũng sẽ có những doanh nghiệp yêu cầu phải có giấy tờ thì mới cho bạn vào tòa nhà vì bây giờ bạn chưa phải là nhân viên ở đây. Sẽ có một vài tình huống xảy ra, vì thế việc có sẵn giấy tờ tùy thân bên người là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần mang theo những yếu tố tinh thần đến buổi phỏng vấn của mình như: Danh sách các câu hỏi sẽ hỏi nhà tuyển dụng, thái độ tích cực, tinh thần thoải mái, ngôn ngữ cơ thể và ánh mắt để tăng tính thuyết phục trong lời nói và cả sự tự tin vào bản thân. Làm được những điều trên thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Qua bài viết thì ắt hẳn bạn cũng đã biết đi phỏng vấn mang theo gì và tại sao những điều đó lại cần thiết cho buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Có sự chuẩn bị một cách chu đáo và đầy đủ thì bạn đã thành công bước đầu, việc còn lại là hãy thể hiện bản thân thật tốt trước nhà tuyển dụng. Chúc bạn có được công việc như ý muốn.

Interpersonal skills là gì? Tầm quan trọng của interpersonal skills

Trong thời buổi hiện nay, ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, thì các yêu cầu về kỹ năng mềm cũng là điều mà các bạn trẻ cần phải rèn luyện, trau dồi thêm cho bản thân. Có như vậy mới có thể thành công trên con đường mà mình đã chọn. Và được nhắc đến nhiều nhất chính là interpersonal skills. Vậy interpersonal skills là gì? Interpersonal skills có tầm quan trọng những thế nào đối với một người. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi đó.

Interpersonal skills là gì?

Interpersonal skills là một thuật ngữ tiếng Anh nhằm nói đến những kỹ năng mềm trong cuộc sống hàng ngày, hay còn được gọi là “kỹ năng xã hội”. Đây là tổ hợp những kỹ năng khá quen thuộc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, khủng hoảng…

Với việc rèn luyện những kỹ năng này sẽ giúp quá trình làm việc cũng như trong cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sở hữu những giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập cũng không thể giúp bạn nâng cao khả năng của bản thân. Mà cần phải trải qua quá trình thực tiễn, tiếp xúc, va chạm từ thực tế mà dần hình thành và phát triển chúng. Chính vì thế, đối với các bạn sinh viên, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp chính là cách giúp bạn tích lũy các kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình làm việc về sau.

Tầm quan trọng của interpersonal skills

Như vậy, bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu interpersonal skills là gì. Tuy nhiên, bạn có biết tầm quan trọng của interpersonal skills cũng như vì sao những kỹ năng này lại quan trọng như vậy?

Hiện nay, nhà tuyển dụng khá chú trọng vào kỹ năng mềm của các ứng viên hơn là trình độ chuyên môn của họ. Điều này xuất phát từ việc những kiến thức chuyên môn liên quan có thể đào tạo trong một thời gian ngắn, nhưng đối với các kỹ năng cần thiết thì không thể một sớm một chiều mà hình thành được. Như trên cũng đã đề cập, kỹ năng mềm phải từ kinh nghiệm thực tế mới hình thành và phát triển chứ không hề đơn giản là việc học, tìm hiểu thông tin trong sách vở hay trên mạng internet.

Theo đó, nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng mềm chứng tỏ rằng bạn đã có quá trình trải nghiệm, làm việc thực tế từ trước. Đồng thời những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nhạy bén với công việc, khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc mới lạ. Từ đó có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc cũng như tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, với đồng nghiệp cũng như khách hàng của mình.

Thế nhưng có một sự thật rằng hiện nay, các bạn trẻ khá thụ động trong việc tự học tập, phát triển các kỹ năng xã hội cho bản thân. Một phần nguyên nhân cũng do các bạn ấy bị ảnh hưởng bởi lối đào tạo có phần thụ động một chiều, tức các bạn là người được truyền thụ kiến thức từ người giảng dạy mà không hề được khuyến khích phải tự tìm tòi, khám phá cũng như khai thác kiến thức từ giáo viên của mình. Một phần khác là do hệ thống giáo dục hiện nay của nước ta chú trọng vào trình độ chuyên môn, bằng cấp mà không dạy các bạn về những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. Điều này tạo nên một thế hệ các bạn trẻ tuy có kiến thức nhưng không thể phát huy, phát triển trong công việc của mình.

Từ đó, bạn có thể thấy được rằng, interpersonal skills thực sự quan trọng đối với mỗi người. Không những giúp bạn tìm được một công việc yêu thích mà còn hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc, giúp bạn phát triển hơn trong tương lai.

Bài viết này đã giới thiệu đến bạn interpersonal skills là gì cũng như giải thích vì sao kỹ năng mềm lại quan trọng đối với mỗi người. Hy vọng bài viết đã giải đáp những thắc mắc của bạn cũng như giúp bạn biết được bản thân cần phải làm gì để có thể phát triển cả trong công việc lẫn cuộc sống của mình. Chúc bạn tìm được chìa khóa thành công của bản thân.

Cộng tác viên là gì? Những công việc cộng tác viên phổ biến

Lựa chọn công việc cộng tác viên sẽ là cách giúp bạn tăng thêm thu nhập cho bản thân. Vậy những công việc cộng tác viên nào phổ biến hiện nay?

Cộng tác viên là một hình thức làm việc được nhiều người lựa chọn nhằm tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để gia tăng thu nhập. Nếu bạn muốn trở thành cộng tác viên nhưng không biết những công việc nào có tuyển dụng. Vậy thì bài viết cộng tác viên là gì? Những công việc cộng tác viên phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

Cộng tác viên là gì?

Trước khi tìm hiểu những công việc cộng tác viên nào phổ biến hiện nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cộng tác viên là gì. Bước này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức làm việc này, từ đó xác định đúng công việc cũng như có sự chuẩn bị được tốt hơn.

Theo đó, cộng tác viên là một hình thức làm việc, mà ở đó, bạn không trực tiếp đến công ty, bạn cũng không phải tuân theo thời gian làm việc cố định của công ty đó. Bạn hoàn toàn làm chủ thời gian, địa điểm làm việc của mình, miễn sao hoàn thành được công việc đã thỏa thuận từ trước với công ty. Mức lương mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

Cộng tác viên không phải là nhận viên chính thức của công ty, cho nên sẽ không được hưởng những quyền lợi dành cho nhân viên của công ty. Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào chính sách mỗi công ty khác nhau mà sẽ có những quyền lợi riêng dành cho cộng tác viên của họ.

Bạn có thể tranh thủ khoảng thời gian rảnh của mình để trở thành cộng tác viên cho một hoặc nhiều công ty khác nhau. Hiện nay, ngoài những người đã đi làm, các bạn sinh viên, mẹ bỉm sữa, nội trợ đều có thể tìm được công việc cộng tác viên phù hợp cho mình.

Những công việc cộng tác viên phổ biến

Như vậy là chúng tôi đã giải thích cộng tác viên là gì, tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu đâu là những công việc cộng tác viên phổ biến hiện nay.

  1. Content Marketing

Content Marketing là một lĩnh vực quan trọng đối với Marketing hiện nay. Content Marketing có nhiệm vụ tạo ra những nội dung hấp dẫn, thu hút khách hàng cũng như tạo nên xu hướng, trào lưu mới.

Content Marketing hiện là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên lớn. Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy bản thân có khả năng trong viết lách, nắm bắt nhanh chóng trào lưu cũng như có khả năng sáng tạo thì đây sẽ là lựa chọn hay ho dành cho bạn.

  • Cộng tác viên báo chí

Báo chí từ trước đến nay vẫn luôn có nhu cầu rất lớn trong việc tuyển dụng cộng tác viên. Mặc dù để trở thành cộng tác viên báo chí, bạn phải có được khả năng viết lách tốt, tuy nhiên, khác với Content Marketing, báo chí yêu cầu kỹ năng viết của bạn phải có được những lập luận chắc chắn, cuốn hút. Ngoài ra, bạn phải thu thập chính xác thông tin có liên quan đến lĩnh vực làm việc. Bên cạnh đó, kỹ năng chụp ảnh cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của lĩnh vực này.

  • Cộng tác viên bất động sản

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với những bài viết tuyển dụng cộng tác viên bất động sản. Và đương nhiên cộng tác viên bất động sản trở thành một công việc dễ dàng có được dành cho những ai có nhu cầu. Tuy nhiên, chính vì số lượng tuyển dụng lớn mà công việc này cũng trở thành thách thức dành cho bạn. Cho nên, hãy đảm bảo bản thân có khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc này hay không trước khi lựa chọn nhé.

  • Cộng tác viên bán hàng

Cộng tác viên bán hàng chính là việc bạn bán hàng cho một công ty, cửa hàng hay cá nhân nào đó. Thường công việc này không có quá nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên, chỉ cần bạn bán được càng nhiều sản phẩm thì doanh thu bạn có được càng lớn.

Bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến cộng tác viên cũng như những công việc cộng tác viên phổ biến. Hy vọng với bài viết đã giúp bạn biết được những công việc nào bạn có thể lựa chọn để trở thành cộng tác viên.