Nhiều người dân tại khu vực này cho biết, thời gian gần đây có một đàn voi rừng đói thường xuyên kéo về rẫy phá nát nhiều hoa màu nơi đây.
Đội kiểm lâm huyện Định Quán cho biết, qua công tác điều tra, xác minh cho thấy một đàn khoảng từ 12-15 con voi rừng đã xuất hiện khoảng 7-8 đợt đến 28 trang trại trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 năm nay và đã gây ra nhiều thiệt hại, bất chấp những nỗ lực của người dân địa phương cô gắng đuổi chúng đi.
Ông Nguyễn Văn Khôi, một nông dân tại địa phương cho biết, chỉ trong một đêm ngày 10/03 vừa qua đã có hơn 400 cây chuối đã bị những con voi rừng này phát nát, thiệt hại lên đến hơn 40 triệu đồng (1.774 USD).
Theo lời ông Khôi “Những cây chuối hầu như đã chín muồi và chúng tôi đã luôn trông đợi một vụ mùa bội thu, nhưng giờ đây chúng tôi đã trắng tay chỉ sau duy nhất một đêm”.
Ông Ngô Quang Trường, cũng là một nông dân tại khu vực này cho biết, đàn voi rừng này cũng đã phá hủy hàng chục cây điều 10 năm tuổi và nhiều dụng cụ làm vườn.
Nông dân Đỗ Văn Đình bị thiệt hại nặng nề nhất, bao gồm một trang trại rộng ba hecta với 1.500 cây chuối, 300 cây hồ tiêu và nhiều thiệt hại khác.
Chi cục Kiểm lâm huyện Định Quán cho biết, hiện nay đang là mùa khô nên có lẽ không có đủ thức ăn cho voi trong rừng. Chúng thường tìm đến các trang trại này để tìm thêm thức ăn trong khoảng thời gian từ 9 giờ tối cho đến sáng sớm hôm sau.
Theo lời ông Nguyễn Văn Chiểu- phó hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Định Quán, “Số lượng con voi dường như đang tăng lên”. “Trước đây chúng tôi ước tính rằng có 9-12 con voi nhưng bây giờ có vẻ như số lượng đã tăng lên đến 12-15. Chúng tôi đã nhìn thấy vài vết chân của voi con.”
Ông Chiểu cho biết, ông cùng một số người nữa đang thực hiện một dự án khẩn cấp bảo tồn voi trên địa bản tỉnh Đồng Nai, trong đó có khoảng 30km hàng rào điện sẽ được xây dựng tại các huyện Tân Phú, Định Quán và Vĩnh Cửu để tránh xung đột giữa voi và người dân địa phương .
Với mong muốn bản tồn và chống cận huyết thống đối với đàn voi rừng hiện đang sinh sống trên địa bàn, chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng họp bàn và đề xuất nhiều phương án khả thi.
Theo ghi nhận từ Cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai thì hiện vẫn còn khoảng 14 cá thể voi đang sinh sống ở các cánh rừng trên diện tích 53.000 ha tại các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán và Tân Phú.
Ông Lê Viết Dũng, Phó Cục trưởng cục kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đã đề xuất hai phương án ngăn ngừa sự giao phối cận huyết giữa các con voi này, bao gồm yêu cầu Cục Lâm nghiệp Việt Nam cho phép đưa một số cá thể voi đơn lẻ ở các địa phương khác trên cả nước đến Đồng Nai để thuần dưỡng và giao phối với đàn voi bản địa.
Phản hồi gần đây