Nếu từng tìm hiểu qua thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua thuật ngữ par value, đây thực ra là tên tiếng Anh của mệnh giá. Nhưng để hiểu rõ về bản chất của par value thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết par value là gì dưới đây nhé!
- Khái niệm
Par value được dịch ra tiếng Việt là mệnh giá. Đây là giá trị ban đầu của một chứng khoán (cổ phiếu/trái phiếu,…) được tổ chức phát hành ấn định và ghi trên bề mặt chứng khoán đó.
Mệnh giá trái phiếu là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn, được ghi trực tiếp trên trái phiếu. Mệnh giá không bao gồm tiền lãi, tiền lãi được tính theo một tỷ lệ nhất định của mệnh giá. Mệnh giá trái phiếu bao gồm mệnh giá trái phiếu chính phủ và mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp.
Mệnh giá cổ phiếu là giá trị được xác định bởi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Khi ấn định mệnh giá cổ phiếu, có nghĩa là công ty sẽ không phát hành thêm cổ phiếu nào có giá thấp hơn mệnh giá. Mệnh giá cổ phiếu bao gồm mệnh giá cổ phiếu phổ thông và mệnh giá cổ phiếu ưu đãi.
- Ý nghĩa của par value
Đối với cổ phiếu:
Trong lĩnh vực kế toán, par value cho phép công ty sử dụng giá trị tối thiểu trên báo cáo tài chính, ngoài ra, nó cũng được sử dụng để công ty tính vốn pháp định hoặc vốn cổ phần. Khi công ty ấn định mệnh giá, các nhà đầu tư có thể an tâm vì sẽ không có người nào khác nhận được giá phát hành có lợi hơn.
Mệnh giá cổ phiếu không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu, do đó các nhà đầu tư đã đầu tư thường không bị ảnh hưởng bởi mệnh giá. Mệnh giá cổ phiếu trong khoảng thời gian đầu hoạt động của công ty thường có ý nghĩa quan trọng hơn vì đây là lần đầu tiên huy động vốn.
Các Bạn muốn tìm việc làm liên quan chứng khoán thì cách tốt nhất để bắt đầu là tạo CV online trên các trang tuyển dụng việc làm để kiếm việc
Đối với trái phiếu:
Dựa vào mệnh giá trái phiếu công ty sẽ xác định được số lợi tức mà người đầu tư nhận được từ tổ chức phát hành. Bên cạnh đó, giá trị mệnh giá ghi trên trái phiếu cũng chính là số tiền mà công ty phát hành phải chi trả lại cho nhà đầu tư khi đến ngày đáo hạn.
- Điểm khác nhau giữa mệnh giá với giá trị thị trường của chứng khoán
Mệnh giá dùng để chỉ giá trị của chứng khoán tại thời điểm phát hành, được xác định bởi tổ chức phát hành và không thay đổi theo thời gian. Mệnh giá chỉ thay đổi nếu công ty quyết định chia tách hoặc hợp nhất cổ phần. Vốn chủ sở hữu của công ty chính bằng mệnh giá của một cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tại Việt Nam, tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có mệnh giá được quy định là 10 nghìn đồng.
Trong khi đó, giá trị thị trường là giá thực tế thường phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, hoạt động mua bán của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, dùng để thanh toán cho các chứng khoán này, nghĩa là giá cả mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc được hưởng nếu muốn bán, giá trị thị trường có thể chênh lệch đáng kể so với mệnh giá của nó. Giá trị thị trường sẽ không mang nhiều ý nghĩa nữa khi nhà đầu tư hướng đến dài hạn.
Ví dụ: Trên thị trường chứng khoán, trong quý 4/2021, cổ phiếu MSB có giá khoảng 29.000- 30.000 đồng/cổ phiếu, đến ngày 7/10 giá cổ phiếu MSB còn 22.200 đồng. Sau chia cổ tức vào ngày 8/10, giá của cổ phiếu MSB dao động từ 21.900 – 22.450 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, bài viết trên đã cho các bạn biết Par value là gì, ý nghĩa của par value đối với trái phiếu và cổ phiếu, cũng như điểm khác nhau giữa mệnh giá với giá trị thị trường. Hy vọng rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa mệnh giá với giá thị trường, bước đầu tiếp cận dễ dàng và thuận lợi vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công.
Phản hồi gần đây